SSD (Ổ cứng thể rắn) là loại sản phẩm ổ cứng đang dần phổ biến trên thị trường PC/Laptop ngày nay. Ổ cứng này có rất nhiều ưu điểm so với các loại ổ cứng truyền thống HDD, đặc biệt là khả năng truy xuất dữ liệu nhanh giúp cho bạn xử lí công việc trên máy nhanh và hiệu quả. Nâng cấp thiết bị lưu trữ của PC/Laptop lên ổ cứng thể rắn SSD là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm để tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống. Nhất là trong thời đại hiện nay, giá thành của ổ cứng SSD đã giảm đi rất nhiều so với lúc mới ra mắt. Nếu bạn cần tăng tốc máy tính để xử lí các tác vụ thông thường thì lắp thêm 1 ổ SSD với dung lượng khoảng 120G là đủ rồi. Việc lắp đặt trên PC thì đã khá dễ dàng rồi, vì vậy bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách lắp ổ cứng SSD trên laptop của mình nhé.
I. Những thứ cần chuẩn bị để lắp ổ cứng SSD trên laptop
Trước tiên, để lắp ổ cứng SSD trên laptop các bạn cần phải chuẩn bị các thứ sau:
- Điều đầu tiên, hãy chắc chắn là laptop của bạn có ổ đĩa CD/DVD nhé.
- 1 ổ cứng SSD: Bạn nên chọn ổ có dung lượng từ 120Gb trở lên và chọn các hãng lớn có tên tuổi, tốc độ đọc/viết dữ liệu nhanh. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng của ổ cứng và sử dụng được lâu dài. Các loại ổ cứng 64Gb thì cũng được thôi nhưng khi sử dụng một thời gian dài windown sẽ chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ và làm laptop của bạn chạy chậm hơn đó.
- 1 caddy bay - Giá khoảng 50k - 100k tùy nơi bán. Có hai loại caddy bay trên thị trường là 9,5mm và 12,5mm. Các bạn nên mở ổ dvd của laptop ra đo xem bên trong ổ dày từng nào thì mua caddy bay cho phù hợp nhé. Vì nếu sai kích cỡ thì bạn sẽ không thể lắp ổ cứng vào đâu.
- Một số công cụ để tháo lắp như tuốc nơ vít, dụng cụ để tháo thân máy (Thường là tấm thẻ mỏng, bạn có thể dùng thẻ ngân hàng cũng được)
II. Các bước để lắp ổ cứng SSD trên laptop
Bước 1: Hãy đảm bảo rằng bạn làm việc trong một môi trường gọn gàng và sạch sẽ
Hãy dọn dẹp tất cả những thứ không cần thiết như rác, túi nhựa hoặc giấy tờ không liên quan trong không gian làm việc của bạn. Luôn luôn giữ cho nơi thực hiện sao cho gọn gàng và ngăn nắp nhất, vì khi tháo ốc laptop rất dễ bị “biến mất đâu đó” đấy. Và nếu không gian không sạch sẽ cũng sẽ khiến bụi bẩn len lỏi vào trong laptop, gây ra những hư hại bất ngờ. Kinh nghiệm của mình là hãy chuẩn bị một số khay nhựa hay đồ đựng để đựng các loại ốc dài ngắn khác nhau của laptop.
Bước 2: Sắp xếp và chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết
- Hãy để ổ SSD 2.5 inch bên cạnh caddy bay. Nhớ ướm thử xem caddy bay có vừa với ổ cứng không hay có bị cong vênh không nhé.
- Bộ dụng cụ vặn ốc vít để sang một bên sao cho thuận tiện với bạn nhất.
- Sách hướng dẫn sử dụng máy tính của bạn. Hoặc nếu không có thì hãy xem kĩ các hình ảnh, video hướng dẫn trên mạng về cách mở Latop của bạn nhé. Vì mỗi loại máy sẽ có cấu trúc khác nhau và cách mở khác nhau đấy.
Bước 3: Tắt máy tính
Tiếp theo, hãy tắt máy tính, rút điện ra khỏi nguồn và tháo pin ra ngoài. Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất Laptop để nắm được cách tháo lắp pin sao cho chính xác nhất, tránh gây hỏng hóc không đáng có.
Bước 4: Tiến hành mở máy
- Tiến hành sử dụng tua vít để mở toàn bộ ốc đằng sau thân máy. Hãy để ốc vào các khay đựng chuẩn bị sẵn tránh trường hợp ốc bị thất lạc nhé.
- Tùy từng máy sẽ có cách mở khác nhau. Hãy tham khảo kĩ cấu trúc Laptop và cách mở laptop nếu có.
- Sử dụng thẻ mỏng luồn vào các khe ở thân máy và cẩn thận bẩy lên. Vậy là bạn đã tháo được lớp vỏ ngoài đầu tiên của laptop rồi.
- Sau khi tháo máy, hãy tạo tiếp đất bằng cách chạm vào bề mặt kim loại không được sơn. Đây là một biện pháp an toàn bổ sung giúp bảo vệ ổ đĩa và các bộ phận khác trên laptop không bị hư hỏng do hiện tượng tĩnh điện trong quá trình lắp đặt.
Bước 5: Xác định vị trí khoang lưu trữ
Một điều mà mọi người hay nhầm lẫn là lắp trực tiếp SSD vào caddy bay và gắn vào ổ đĩa quang DVD. Điều này không sai nhưng không thể làm tối ưu tốc độ cho SSD. Bạn nên cắm SSD vào ổ chứa HHD hiện tại vì có chân cắm SATA3 giúp tối ưu tốc độ truy xuất của SSD hơn. Còn ổ HHD thì lắp cùng caddy bay vào vị trí ổ DVD cũ.
Một lần nữa, hãy xác định vị trí chính xác cũng như kích thước của khoang chứa ổ cứng trên thiết bị bằng cách tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Sau khi đã xác định được vị trí của khoang lưu trữ, tiến hành tháo ốc và đưa ổ cứng HHD cũ ra ngoài.
Bước 6: Cắm SSD mới vào hệ thống của bạn
Trước tiên, hãy nhìn kỹ vào ổ cứng cũ để biết vị trí của khung hỗ trợ, móc cố định, khay kéo hoặc ốc vít có thể được gắn trên ổ cứng. Nếu có, hãy tháo tất cả ra và lắp ổ SSD mới vào theo cách tương tự.
Một lưu ý ở đây là khi lắp đặt các cổng kết nối, tuyệt đối không được dùng sức ấn thật chặt vì dễ gây làm hỏng chân kết nối. Nếu được ghép nối đúng cách, các đầu nối có thể kết hợp với nhau một cách rất dễ dàng và vừa vặn. Trường hợp SSD mới không vừa với khoang chứa (thường là lỏng hơn), bạn hãy thử sử dụng miếng đệm đi kèm với SSD để chèn vào ổ sao cho khớp là được.
Bước 7: Tháo ổ DVD cũ và lắp HHD vào
Sau khi đã tháo ổ HHD ra ngoài, tiếp theo tiền hành lắp ổ cứng vào caddy bay. Thao tác này khá đơn giản, bạn chỉ cần để ổ HHD vào khay theo đúng chiều và đẩy nhẹ cho hau đầu kết nối với nhau. Tiếp đó bắt ốc vít tại các cạnh và phía bên dưới của caddy bay để giữ ổ cứng chắc chắn.
Xác định vị trí ổ đĩa DVD (thường ở bên tay phải Laptop). Tiến hành tháo ốc và kéo ổ DVD ra ngoài. Sau khi đã tháo xong, hãy lắp caddy bay có gắn HHD vào vị trí ổ quang DVD cũ, kết nối hai đầu rồi bắt vít lại tương tự như cách lắp SSD. Vậy là bạn đã hoàn thành việc tháo lắp rồi. Ổ DVD thừa ra thì hãy giữ lại để phòng sau này cần dùng đến nhé.
Bước 8: Lắp lại máy tính xách tay của bạn
Gần như các bước quan trọng nhất đã xong rồi. Bây giờ bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng một lần và lắp lại Laptop của bạn như cũ. Chú ý nếu có bất kỳ một con ốc nào thừa ra sau khi bạn đã hoàn tất việc lắp đặt lại máy tính thì hãy kiếm tra lại toàn bộ xem có lắp thiếu ở đâu không nhé.
Bước 9: Bật nguồn máy tính kiểm tra
Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem bo mạch chủ có nhận được tín hiệu từ SSD mới được lắp hay không. Bạn có thể kiếm tra bằng cách kích chuột phải vào biểu tượng My Computer/Manager/Device Manager/Disk Driver để xem Laptop đã nhận SSD chưa nhé.
Bước 10: Tiến hành chuyển hệ điều hành sang ổ SSD
Đây là bước cuối cùng trong quy trình. Nếu là SSD đã được sử dụng và có cài sẵn Window thì bạn có thể sử dụng như bình thường. Còn nếu đây là SSD mới hoàn toàn thì đầu tiên bạn cần phải định dạng và phân vùng ổ cứng trước. Sau đó hãy sử dụng phần mềm Macrium Reflect để chuyển toàn bộ Window sang ổ SSD mới nhé. Sau đó thì tận hưởng cảm giác hoàn thành việc lắp ổ cứng SSD trên laptop và mở máy và xử lí công việc vù vù trên ổ SSD mới thôi nào.
cost of titanium 1st generation 3D printing - TiogaArt
Trả lờiXóa3D printing ford fusion titanium from cost of titanium 3D printing. Buy 3D printing ford fusion titanium products by titanium pot yourself using babyliss nano titanium our 3D printing tools at TiogaArt.com.